6 lý do khiến quá trình học piano kém hiệu quả

Bạn có đang ‘mắc kẹt’ với việc học đàn piano của mình không? Có cảm giác như tiến trình bị chậm hoặc chững lại khi bạn muốn chơi những bản nhạc khó hơn không?

Đây là tình trạng chung của không ít học viên piano. Giai đoạn đầu, mức độ dễ cho phép bạn đạt sự tiến bộ nhanh chóng, nhưng càng về sau thì tốc độ phát triển càng chậm bất kể bạn dành nhiều thời gian để luyện tập.

Lý do khiến việc học piano kém hiệu quả
Lý do khiến việc học piano kém hiệu quả

Điều này dễ khiến bạn chán nản, thậm chí mất đi hứng thú với đàn piano.

Chuyện gì đang xảy ra đây?

Học piano không chỉ khó mà sự tiến triển của nó không phải lúc nào cũng đi theo một con đường tuyến tính. Bạn sẽ luôn trải qua những thăng trầm trong quá trình chơi của mình. Không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận thấy sự tiến bộ một cách rõ rệt.

Có rất nhiều lý do khiến bạn gặp phải tình trạng này khi học đàn piano, và cả những loại nhạc cụ khác.

Dưới đây là 06 vấn đề phổ biến có thể làm chậm tiến trình chơi piano của bạn.

Những lý do khiến việc học piano kém hiệu quả

1. Thiếu tập trung

Thời gian chơi piano của bạn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu bạn chơi một cách tập trung nhất.

Cố gắng giải tỏa tâm trí của bạn, tránh nghĩ về các hoạt động hay những căng thẳng trong cuộc sống, chỉ tập trung vào niềm cảm hứng âm nhạc. Đối với một số người, việc hít thở sâu vài lần vào đầu buổi tập có thể hữu ích. Nếu điện thoại của bạn ở gần đó, hãy cân nhắc để điện thoại ở phòng khác hoặc tắt chuông.

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn, có điều gì đang diễn ra trong cuộc sống của bạn khiến bạn mất tập trung khi ngồi trước chiếc đàn piano yêu thích? Căng thẳng trong công việc, nghĩa vụ gia đình, sống sót sau đại dịch toàn cầu, … Những phiền muộn, lo lắng sẽ làm chậm quá trình học đàn của bạn.

2. Thời gian chưa khoa học

Thật khó để nói chính xác lượng thời gian luyện tập phù hợp là bao nhiêu bởi còn tùy thuộc vào trình độ, khả năng tiếp thu, độ khó của bài và nhiều yếu tố khác.

Vì thế nên không có tiêu chuẩn chung nào cho thời lượng luyện tập “chính xác”. Hầu hết giảng viên piano đều công nhận rằng thời gian luyện tập ngắn nhưng theo lịch trình cụ thể và đều đặn sẽ hiệu quả hơn luyện tập nhiều nhưng theo kiểu “tùy hứng”.

Ví dụ, luyện tập piano sáu ngày một tuần trong 10 phút sẽ hiệu quả hơn so với luyện tập một giờ mỗi tuần. Chia thời gian luyện tập thành các khối nhỏ sẽ giúp bạn có thời gian tiếp thu và xử lý những gì bạn đang học.

Thực hành hàng ngày có thể là một thói quen khó định hình, nhưng nó sẽ được đền đáp bằng một kết quả xứng đáng. Hãy hình thành thói quen cho việc luyện tập hàng ngày tương tự như thói quen đánh răng vào mỗi buổi sáng.

3. Chọn sai phương pháp học

Có rất nhiều cách để học piano. Bạn có thể học một kèm một với giáo viên riêng hay một kèm nhiều ở trung tâm âm nhạc. Hoặc tham gia một khóa học trực tuyến.

Mỗi cách học đều hiệu quả với những ưu nhược điểm riêng. Nhưng không phải cách nào cũng hiệu quả với bạn. Hãy chọn lựa hình thức học phù hợp dựa trên hoàn cảnh của bạn, xem xét các yếu tố thời gian, chi phí, …

Nếu bạn có một giáo viên, hãy đảm bảo rằng cách dạy của giáo viên phù hợp với cách học của bạn.

Nếu bạn đang cố gắng tự học, có thể bạn cần nâng cao tinh thần bằng cách nghiêm khắt hơn với bản thân, đặc ra các mục tiêu cụ thể và cố gắng hoàn thành chúng.

Hãy đánh giá phương pháp học của bạn, tối ưu và tiếp tục hoặc thay đổi nếu cần thiết.

4. Bài tập vượt khả năng

Để phát triển kỹ năng thì những bản nhạc có kỹ thuật mới là chọn lựa phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần xem xét liệu bài tập có đang vượt quá khả năng hay không?

Chọn bài khó để tập luyện các kỹ năng mới và rút ngắn quá trình học là một trong những phương pháp phát triển khi học piano. Nhưng có thể bạn đang quá sức, dẫn đến sự thất vọng và mệt mỏi.

Mặt khác nếu mọi thứ vẫn trên đà phát triển, hãy tiếp tục duy trì hoặc giảm độ khó bài tập để đạt trạng thái thoải mái nhất khi học. Tận hưởng quá trình thay vì chỉ quan tâm đích đến.

5. Chọn nhạc chưa phù hợp

Đôi khi, bạn chỉ cần chuyển sang một bản nhạc khác. Như đã nói ở trên, bạn có thể đang cố gắng học một phần vượt quá khả năng hiện tại của bạn.

Rất nhiều học viên piano cố gắng hoàn thành các tác phẩm yêu thích mặc dù trình độ kỹ thuật chưa cho phép. Nhưng nếu chọn bài dễ thì mất đi hứng thú học tập.

Có thể bạn cần một sự thay đổi nhỏ, chọn các bản nhạc không nằm trong danh sách yêu thích.

Có 2 khuynh hướng giúp bạn phát triển: ưu tiên kiến thức và kỹ năng nền tảng sau đó mới đến âm nhạc yêu thích hoặc chọn dòng nhạc yêu thích song song với phát triển kỹ năng. Hãy xem bạn phù hợp với khuynh hướng nào nhất để có cách học hiệu quả.

6. Thiếu sự linh động

Lặp lại là một phần cần thiết khi học piano, vì bạn đang rèn luyện cơ thể và trí nhớ của mình. Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa sự lặp lại thông minh và lặp lại máy móc.

Trước khi bắt đầu chơi, hãy xem kỹ những phần khó của bản nhạc và cách bạn sẽ cải thiện chúng.

Ví dụ thay vì cố gắng chơi nhiều lần một đoạn nhạc dài thì hãy chia thành các đoạn nhỏ. Thành thục từng đoạn mới tiến hành kết hợp tất cả.

Tổng kết

Học piano thực sự thú vị nhưng cũng không ít trở ngại. Nhưng mọi vấn đề sẽ được giải quyết nếu tìm được nguyên nhân và giải pháp. Hãy chọn cho mình phương pháp học phù hợp và dành sự quan tâm nhất định, bạn sẽ nhanh chóng gặt hái thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *